Quán thân
Quán Thân thì đừng nghĩ lầm là chỉ có quán thân mà thôi. Vì nghĩ lầm nên có một số trường thiền dạy tu Tứ Niệm Xứ lại cắt pháp môn Tứ Niệm Xứ ra bốn phần: Có trường thiền chuyên tu tập QUÁN THÂN; có trường thiền lại chuyên tu tập QUÁN THỌ; có trường thiền chuyên tu tập QUÁN TÂM.
Nhưng chưa có trường thiền chuyên tu tập QUÁN PHÁP. Đó là một sự sai lầm quá lớn. Trong kinh sách Nguyên Thủy chưa từng thấy Phật dạy tu tập Tứ Niệm Xứ phân chia thân, thọ, tâm, pháp như vậy. Vì thế, nên hiểu: Nói quán thân chứ kỳ thực là quán bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp; nói quán thọ chứ kỳ thực là quán bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp; nói quán tâm chứ kỳ thực là quán bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp; nói quán pháp chứ kỳ thực là quán bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp.
Có tu tập như vậy mới gọi là tu tập pháp môn Tứ Niệm Xứ. Còn tu tập từng phần là tu tập sai pháp!
Gợi ý
-
Quán thân bất tịnh
là một pháp môn triển khai tri kiến như thật về cơ thể con người, nơi đó là uế trược, bất tịnh, hôi thối mà con người thường lầm tưởng cơ thể con người là thanh tịnh, là trong sạch. Vì thế, mọi người đều lao vào tâm sắc dục,...
-
Quán thân trên thân
tức là xem xét thân của mình coi có lậu hoặc (chướng ngại pháp) hay không. Trên thân quan sát thân có nghĩa là xem thân coi có chướng ngại pháp hay không, để đẩy lui các chướng ngại pháp ra khỏi thân không cho các chướng ngại pháp tác...
-
Quán thân vô thường
là thấy thân thay đổi từng phút, từng giây như thật, thân không còn chỗ nào là thường còn, bất di bất dịch. Cho nên biết thân vô thường là biết thân này không phải là Ta, không phải của Ta, không phải bản ngã của Ta.Do biết rõ như...
-
Quán thân, thọ, tâm, pháp
có nghĩa là nên xem xét rất kỹ lưỡng về toàn thân, về các cảm thọ, về toàn tâm và về các pháp. Nghĩa là theo dõi thân, thọ, tâm, pháp đang hoạt động theo nghiệp lực nhân quả. Nếu sự hoạt động ấy tác động làm khổ các bạn...
-
Thành tựu pháp quán thân, thọ, tâm, pháp vô thường, khổ, vô ngã
từ bỏ được, ngăn chặn được lòng tham dục. Từ bỏ lòng tham dục thì phải nhận thấy rõ ràng từng tâm niệm dục rất vi tế, rất nhỏ nhặt. Ví dụ: tham dục ăn, tham dục ngủ, tham dục làm việc, tham dục nói chuyện, tham dục đọc kinh...
-
Muốn quán thân trên thân hay là quán trên thân nội, ngoại
thì nên tác ý: “TÂM BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC”, rồi im lặng ngồi, hay đi, hoặc nằm, hay đứng đều nhìn vào tâm, sẽ thấy sự bất động của nó hiện ra rất rõ. Ngày ngày cứ tu tập như vậy thì sẽ cảm nhận chứng đạo từng...
-
Trên thân quán thân
có nghĩa là dùng mắt nhìn thấy, tai lắng nghe, cảm nhận xúc chạm và ý thức quan sát ngay trên thân. Nếu thân có đau nhức chỗ nào liền biết ngay, thân đi biết thân đi, thân ngồi biết thân ngồi, thân nằm biết thân nằm, thân đứng biết...